Xử lý hay sử lý là đúng chính tả? Khi nào dùng “S”, “X” và khi nào dùng “I” ngắn và khi nào dùng “Y” dài? Mặc dù những sai sót trong quá trình đọc viết là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên nếu phân biệt được chính xác sử lý hay xử lý thì sẽ tránh được những sai sót đáng kể, đặc biệt là trong khi viết văn bản. Hãy cùng tìm hiểu ngay bài phân tích này nhé!
Xử lý là gì?
Xử lý là một động từ, chỉ rõ một hành động nào đó. Ví dụ như: xử lý thông tin, xử lý vấn đề, xử lý hồ sơ, xử lý công việc, …. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Hoặc rộng hơn là một số câu từ hay được sử dụng như: Quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng, Công việc thu thập và xử lý thông tin cần đòi hỏi nhiều thời gian, Hà nội tăng cường xử lý các đối tượng vi phạm giao thông, …
Sử lý là gì?
Trong từ điển tiếng việt không có từ điển sử lý. Chính vì vậy từ này hoàn toàn không có ý nghĩa. Tuy nhiên khi tách đôi từ này ra thành “Sử” và “lý” thì 2 từ này lại là từ có nghĩa và được sử dụng một cách rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta.
Quá dễ để chúng ta có thể đưa ra một vài ví dụ như: Sử sách, Lịch sử hay môn lý, vật lý, lý luận, lý do,…
Vậy kết luận Xử lý là đúng chính tả
Xử lý hay xử lí là đúng chính tả?
Trước hết về mặt phát âm thì “xử lý” và “xử lí” là 2 từ đồng nghĩa và hoàn toàn giống nhau về cách phát âm mặc dù cách viết lại khác nhau.
Về mặt nguyên tắc khi đi sau các âm tiết “h-l-i-k…” thì cả “i” ngắn và ”y” dài đều được viết thành “y”. Ví dụ như: Hy vọng, lý luận, kỳ vọng,…. Tuy nhiên không chỉ giống nhau về cách phát âm và giống nhau cả về ý nghĩa nên việc dùng y dài hay I ngắn vẫn đang là một vấn đề được tranh cãi từ trước đến nay.
Và chúng ta thống nhất với nhau rằng xử lý hay xử lí đều được công nhận trong các văn bản, giấy tờ, sổ sách. Nên chúng ta có thể sử dụng một cách bình thường.
Một số ví dụ về I ngắn và y dài
Hi vọng và hy vọng; Xử lý và xử lí; Bác sỹ hay bác; kỹ sư hay kĩ sư; kỹ thuật hay kĩ thuật; mỹ thuật hay mĩ thuật,….