Vào một ngày cuối tuần, trời trong xanh và gió mát lành. Tôi cùng cô công chúa bé nhỏ của mình đi dạo trong vườn bách thú. Từ cái miêng chúm chím xinh xinh của con bé phát ra hàng loạt những câu hỏi. Đó là điều dĩ nhiên. Trẻ con luôn là vậy, tò mò và đáng yêu.
Rồi bỗng nhiên một chú đà điểu cao lớn lững thững đi qua sát hàng rào lưới với đôi mắt đong đưa, đôi my cong dài như biết nói. Nó hấp dẫn cô bé. “Con gà to quá ba ơi”. Tôi mỉm cười trả lời: “Nó là một loài chim, không phải gà đâu con”. Loài chim này đặc biệt thú vị. Và hôm đó tôi đã say sưa nói chuyện cùng con về các loài động vật mà ba con tôi tiếp xúc.
Vậy bạn có muốn biết thêm một chút gì đó về loài Chim đà điểu này không? Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về Loài chim lớn nhất thế giới – Chim Đà Điểu.
Hình Dáng Ngoại Quan Của Chim Đà Điểu
Câu hỏi có vẻ đầy ngớ ngẩn, nhưng đôi khi các bạn nhìn thấy chúng chỉ qua phim ảnh hoặc qua hàng rào vườn thú. Các bạn có thể chưa từng chạm vào nó, để cảm nhận nó – ít nhất qua hơi ấm làn da. Vì vậy đây sẽ là câu trả lời sâu và đầy đủ dành cho các bạn.
Hàng mi này làm cho tôi ấn tượng thực sự. Cùng với đó là đôi mắt to tròn có thể có đường kính gần 5cm cho chúng đôi mắt lớn nhất của bất kỳ động vật trên cạn nào. Thậm chí mắt còn lớn hơn cả não chúng. Điều này làm tôi thường liên tưởng thấy đà điểu mỗi khi nhìn thấy các cô gái với lông mi giả đang chớp chớp mắt.
Về chiều cao và cân nặng – đây là đặc điểm nổi trội so với các loài chim khác: Đà điểu châu Phi có chiều cao khi trưởng thành từ 2,1–2,8m với con đực và 1,7-2m với con cái. Con đực nặng khoảng 120-150kg và con cái nặng khoảng 90-110kg.
Loài chim không biết bay này có cổ dài, trần, chân dài, cứng cáp và thân hình cồng kềnh phủ đầy lông. Con đực và con cái có lông màu khác nhau. Con đực có bộ lông màu đen với cái đuôi màu trắng, và con cái chủ yếu là màu nâu. Dù mang giới tính nào thì chúng đều có đầu nhỏ, mỏ ngắn, rộng và mắt nâu lớn được bảo vệ bởi hàng mi dài tối màu.
Nơi Sinh Sống Phổ Biến Và Chế Độ Ăn Của Loài Đà Điểu
Có nguồn gốc từ châu Phi, đà điểu được tìm thấy chủ yếu ở vùng thảo nguyên và sa mạc. Những con chim trên cạn này thường cư trú ở phía nam xa hơn sa mạc Sahara – châu Phi. Trong suốt lịch sử, những sinh vật này sống ở phía bắc sa mạc, tuy nhiên, đà điểu cũng sống tại một vài khu vực trong Tiểu Á (thuộc địa phận Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Thông qua con người, đà điểu cũng sống ở các vùng phía nam của Úc.
Ngoài tự nhiên, chúng có thể sống hòa đồng cùng hươu cao cổ, ngựa vằn và linh dương. Đội nhóm này cùng nhau chúng tạo thành một mối quan hệ đối tác tuyệt vời – ngựa vằn, linh dương khuấy động côn trùng và động vật gặm nhấm để đà điểu ăn, và đà điểu giúp cảnh báo những kẻ săn mồi nguy hiểm như tiếp cận sư tử.
Đà điểu là loài ăn tạp và chúng ăn bất cứ thứ gì có sẵn trong môi trường sống của chúng. Nó ăn y như các cụ dạy: Mùa nào thức ấy. Chúng chủ yếu ăn thực vật, đặc biệt là rễ, lá và hạt. Nó cũng yêu thích trái cây, đà điểu ăn rất nhiều quả sung và quả dại. Nếu thiếu thức ăn hoặc đôi khi chỉ muốn làm mới hương vị, chúng cũng nhai côn trùng, rắn, thằn lằn hoặc loài gặm nhấm.
Đà điểu ăn những thứ mà động vật khác không thể tiêu hóa. Chúng nuốt cát, đá cuội và những viên đá nhỏ giúp nghiền thức ăn trong dạ dày. Vì đà điểu không có răng, nó phải nuốt sỏi để nghiền thức ăn bên trong. Một con đà điểu trưởng thành thường mang khoảng 1kg đá trong bụng. Đà điểu có ba dạ dày, và không giống như tất cả các loài chim sống khác, đà điểu tiết ra nước tiểu tách biệt với phân.
Đà điểu không cần uống nước, vì chúng có được thứ chúng cần từ cây chúng ăn, mặc dù chúng cũng sẽ uống nếu thấy một vũng nước và thực sự khát.
Một Vài Đặc Điểm Nối Bật Của Đà Điểu
To Lớn
Đương nhiên rồi, với chiều cao gần 2,8m và cân nặng 150kg, nó dễ dàng đè bẹp (theo đúng nghĩa đen) bấp kỳ loài chim nào khác, kể cả con người nếu chọc tức hoặc đe dọa chúng.
Tốc độ
Ngoài cân nặng vượt trội và kích thước khổng lồ của một loài chim, Đà điểu nổi tiếng với tốc độ trên mặt đất. Với cặp chân mạnh mẽ của nó có thể chạy với tốc độ đáng kinh ngạc (70km/h). Đôi cánh khi đó sẽ giống bánh lái giúp nó điều khiển và đổi hướng khi chạy tốc độ cao.
Đôi chân dài và cực khỏe
Đà điểu cũng có thể sử dụng đôi chân mạnh mẽ của mình để đá một kẻ săn mồi. Nó có thể đá đủ mạnh để giết chết con người hoặc thậm chí là sư tử.
Ngoài lực chân cực mạnh, nó được trang bị thêm móng vuốt sắc nhọn dài 10cm trên 2 ngón của chúng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, đà điểu sẽ chỉ sử dụng tốc độ của nó để vượt qua mọi mối đe dọa.
Tôi gọi nó là những kẻ hiền lành khi bình thường và cục tính khi bị dồn vào đường cùng.
Đà điểu không biết bay
Hay nói đúng hơn, chúng đã “quên” mất khả năng bay do quá trình tiến hóa. Nguyên nhân sâu xa lại liên quan tới loài khủng long – Bạo chúa và bá chủ một thời. Sau khi loài khủng long bị tuyệt chủng, vương quốc sinh sống của các loại động vật được mở rộng hơn, mối đe dọa bị trở thành con mồi giảm xuống. Vì mặt đất có vô vàn đồ ăn, nó lười bay. Dần dần cánh chúng bị thoái hóa, và chỉ còn tác dụng giữ thăng bằng cũng như điều hướng khi chạy.
Nhiều người nghĩ rằng đà điểu không bay được do nó có cân nặng khủng. Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa là do quá trình tiến hóa đã làm thay đổi thói quen từ ngàn xưa và môi trường sống của chúng.
Ah quên, đà điểu còn sử dụng cánh để tán tỉnh khi đến mùa giao phối.
Sống theo đàn
Chúng thường sống theo bầy với những con đà điểu khác. Một đàn điển hình sẽ có khoảng 10 cá thể, nhưng một số đàn đã được biết là lớn tới 100 con. Những đàn này cũng giúp chúng an toàn. Mỗi đàn có một tổ lớn nơi đặt tất cả trứng. Bằng cách này, toàn bộ đàn có thể giúp bảo vệ trứng. Trứng đà điểu là trứng lớn nhất của bất kỳ động vật nào ở mức trung bình 1,5kg.
Mùa Giao Phối Và Bản Năng Của Đà Điểu.
Những con đà điểu đực trong tự nhiên, hoặc trong đàn lớn thường được nhìn thấy dẫn đầu xung quanh một nhóm nhỏ con cái. Con đực lớn hơn con cái một chút và có màu đậm hơn. Con đực biểu diễn những màn vũ đạo công phu trong mùa giao phối. Nó cố gắng thu hút những con đà điểu cái giao phối với nó.
Mùa giao phối của đà điểu diễn ra từ tháng 4 đến tháng 9. Mỗi lần chúng đẻ khoảng 8-10 trứng và kéo dài trong suốt thời gian trên. Thời gian ấp để trứng nở thành chú đà điểu con vào khoảng 43 ngày. Nó ấp vào ban ngày và đầu giờ chiều. Sau đó khi nhiệt độ không khí tăng lên, nó sẽ đi kiếm ăn.
Khi đà điểu con nở, con đực đảm nhận hầu hết trách nhiệm của cha mẹ. Nếu động vật ăn thịt đến gần, đà điểu cha phát ra tiếng kêu lớn và sẵn sàng chiến đấu. Phần thưởng cho trận chiến này chính là những chú đà điểu con. Tự nhiên là vậy, không có đúng sai, chỉ có bản năng và quy luật sinh tồn. Kẻ săn mồi rình rập, nhưng đà điểu luôn đi trước nó. Khi kẻ săn mồi cuối cùng cũng lao tới, con đà điểu đã nhấc mình lên trên đỉnh cao và dẫn dắt kẻ săn mồi đi xa hơn. Khi động vật ăn thịt bỏ cuộc, đà điểu quay trở lại tổ của nó.
Trong quá trình ấp, trứng của chim phải được quay. Khi xoay trứng, đà điểu dường như đang đá chúng xung quanh, nhưng chúng không vỡ. Đà điểu con sẽ vật lộn để phá vỡ trứng trong cả một ngày. Nó thực sự rất vất vả bởi lớp vỏ trứng dày và cứng hơn trứng các loài chim khác. Một quả trứng gà bị nứt dưới 11kg áp lực, nhưng một quả trứng đà điểu dày hơn năm lần và cần hơn 54kg áp lực để nứt. Sư tử con đã chơi với trứng đà điểu mà không làm vỡ chúng.
Đà điểu vùi đầu vào cát khi sợ hãi?
Trái với suy nghĩ của nhiều người, khác với hình ảnh trong những bộ phim hoạt hình – đà điểu không vùi đầu vào cát , nhưng chúng nằm gục đầu xuống đất khi cảm thấy bị đe dọa. Nó chỉ trông giống như con đà điểu đã vùi đầu vì đầu và cổ hòa quyện với màu của cát.
Đà Điểu Và Mối Quan Hệ Với Con Người
Con người bị hấp dẫn bởi bộ lông của chúng. Họ có niềm yêu thích này ngay từ thời cổ đại. Họ nuôi chúng chủ yếu là để thu hoạch lông. Các hồ sơ cho thấy các đế chế Ai Cập, Assyrian và Babylon cổ đại đều tích cực chải chuốt, nuôi trồng và buôn bán đà điểu. Trong suốt các thời đại, lông đà điểu đã được hoàng gia mặc, tô điểm cho những chiếc mũ của các hiệp sĩ thời trung cổ, và trang trí những kiểu tóc tinh xảo của các quý cô. Vào cuối thế kỷ 18, ngành công nghiệp mũ đã đưa thời trang cho tất cả các loại lông vũ lên đỉnh cao và biến việc săn bắn đà điểu hoang dã để lấy lông của chúng thành một doanh nghiệp lớn trên toàn cầu.
Đà điểu được đặc biệt đánh giá cao. Nam Phi chuyển sang nuôi đà điểu thương mại để lấy lông. Nó nhanh chóng trở thành một ngành có lợi nhuận cao. Những con số thống kê cho thấy vào đầu thế kỷ 20, chúng đứng thứ tư trong danh sách xuất khẩu của Nam Phi sau vàng, kim cương và len.
Đến năm 1913, hơn 1 triệu con đà điểu sống trong các trang trại thương mại trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp vốn đang nở rộ đột nhiên giảm mạnh. Lý do xuất phát bởi những chiếc ô tô ban đầu không có mui hoặc kính chắn gió, và hành khách nữ thấy lông của chúng bị tước khỏi mũ và bị thổi bay. Điều nay giống như phước lành mà loài đà điểu được Chúa ban cho.
Kết Luận
Đà điểu hiện nay vẫn tiếp tục được chăn nuôi với quy mô nhỏ hơn chủ yếu để cung cấp cho ngành công nghiệp khăn lau lông vũ. Đà điểu cũng được nuôi để thu hoạch trứng, da, và thịt. Tại một thời gian, hầu hết châu Phi là quê hương của đà điểu. Ngày nay, mặc dù không bị đe dọa, đà điểu đòi hỏi sự bảo vệ và canh gác nghiêm ngặt để bảo tồn các quần thể hoang dã còn lại.