Tại sao lòng bàn chân lại trắng hơn mặt và tay
Bàn chân trắng hơn mặt và tay đơn giản bởi vì bàn chân thường xuyên đi giày, dép, hiếm khi nào phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bàn chân lõm vào nên cũng không phải bộ phận tiếp xúc nhiều với mặt sàn, mặt đất khi ta đi chân đất.
Khác với bàn chân, mặt và bàn tay tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời nên ít nhiều bị bắt nắng khiến da dễ bị thâm sạm, bắt nắng nếu không chăm sóc đúng cách. Hơn nữa bàn tay giữa vai trò chủ đạo trong việc cầm nắm đồ vật vì vậy dễ bị các vết xước, chai làm da bàn tay không được trắng như da bàn chân
“Tại sao bàn chân lại trắng hơn mặt và tay” – Một trong những câu nói nổi tiếng của Tào Tháo khi ông hỏi Tư Mã Ý
Người xưa kể lại rằng khi Tào Tháo hỏi câu này, Tư Mã Ý lúng túng không biết, Tháo đáp lời:
“Vì nó biết giấu đi”
Tư Mã Ý nghe xong tái người hoảng hốt, câu hỏi và câu trả lời của Tào Tháo đã đánh trúng vào dã tâm của mà Tư Mã Ý đang nung nấu. Tại sao lại như vậy?
Lòng bàn chân của ai cũng lõm vào có thể giấu diễm được cái gì đó, ý Tào Tháo muốn nói ở đời cái mà ta nhìn thấy chưa hẳn là đã rõ hết ruột gan. Tháo đang ám chỉ Ý có lòng riêng, tham vọng riêng vẫn còn giấu diếm, Tháo nói ra để Ý hiểu rằng con mắt nhìn người của ông sâu sắc và thâm thúy thế nào.
Câu nói trên của không chỉ là câu hỏi đơn thuần, dụng ý của Tào Tháo là muốn cảnh cáo. Mặt và tay luôn phô bày, ai cũng có thể thấy nên nó thường đen nhẻm. Bàn chân muốn trắng phải đi giày, nếu đi đất chưa chắc đã trắng được như tay, bàn chân muốn trắng nhưng không có giày thì không trắng được.
Tào Tháo ở đây dụng ý rằng Tư Mã Ý quy phục ông, sống bên cạnh ông có vị trí không khác gì “bàn chân” cả và Tào Tháo chính là đôi giày cho bàn chân ấy xỏ vào. Nếu Tào Tháo tước bỏ đi đôi giày, Tư Mã Ý cũng trở về con số 0. Đây là hành động răn đe nhắc cho Tư Mã Ý biết ai là người đang cưu mang mình, để Ý biết cách mà sống, từ bỏ dã tâm, bằng không việc loại bỏ Ý với Tào Tháo là điều vô cùng đơn giản.
Ở đời đừng để ai thấy hết ruột gan mình, cũng đừng bao giờ tin tưởng ai quá nhiều – Đó là hàm ý trong câu nói vừa dạy, vừa dọa của Tào Tháo.
Con người Tư Mã Ý mang tham vọng to lớn nhưng ẩn thân và nhẫn nại suốt 3 đời chúa Tào thị nên Tào thị rất cẩn trọng trong việc sử dụng con người này.