Trước tiên, nhìn vào 2 bức ảnh ở phần cuối của bài viết, dựa vào số liệu được truy suất từ google chúng ta có thể nhìn thấy từ “Sát nhập” có đến 166.000.000 kết quả tìm kiếm chỉ trong vòng 0,30 giây. Trong đó kết quả tìm kiếm “Sáp nhập” chỉ cho ra 13.900.000 kết quả trong khoảng 0,34 giây. Vậy Sáp nhập hay sát nhập là đúng? Hãy tìm hiểu ngay sau đây:
Sáp nhập là gì?
Sáp: có thể hiểu nghĩa là ráp, lắp ráp, ghép vào nhau hoặc là xen vào, lẫn vào nhau
Nhập: có nghĩa là gộp lại, gộp chung lại làm 1, hoặc nhập từ 2 hoặc nhiều lại với nhau
Cả 2 từ ngày đều là từ mượn hán việt
Gộp 2 từ này lại với nhau có nghĩa là nhập lại, gộp lại 1 đối tượng, sự vật sự việc nào đó.
Ví dụ:
- Các xã, phường được sáp nhập lại với nhau để tinh gọn bộ máy nhà nước
- Các đơn vị hành chính sáp nhập lại
- Các công ty, các tập đoàn sáp nhật với công ty lớn
Sát nhập là gì?
Sát: là từ mượn hán việt, có nghĩa là sát (giết)
Nhập: tương tự như trên (có nghĩa là nhập lại, gộp lại)
Khi 2 từ này gộp lại với nhau hoàn toàn không có nghĩa, và trong bộ từ điển tiếng Việt, “sát nhập” cũng không được đề cập, không được nhắc đến
Kết luận: Sáp nhập là từ đúng chính tả, còn “sát nhập” là từ sai chính tả (không có nghĩa)
Gần 95% người dùng dùng sai giữa sát nhập và sáp nhập?
Trong tiếng việt, bao gồm cả ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói chúng ta đã chứng kiến có rất nhiều từ có thể nói được nhưng không thể viết ra được. Có những từ đọc rất xuôi tai, dễ phát âm nhưng lại không có nghĩa và điều ngược lại cũng hoàn toàn có thể xảy ra.
Và trong số đó, “sát nhập” là 1 ví dụ điển hình nhất. Vì sao lại có sự nhầm lẫn này. Đơn giản vì bởi “ sát nhập” đọc xuôi miệng và dễ nghe hơn nhiều so với “sáp nhập” kể cả là khi viết
Vậy bạn đã từng thắc mắc, nếu dễ dùng và có đến 90% tỷ lệ người dùng tại sao chúng ta không sử dụng sát nhập mà phải sử dụng sáp nhập?
Dựa vào thể thống nhất trong ngôn luận của ngôn ngữ chung của 1 dân tộc, của 1 đất nước chúng ta cần một thể thống nhất. Và dù vấn đề này vẫn còn được không ít ý kiến trái chiều nhưng chúng ta hãy biết sử dụng “sáp nhập” với “sát nhập” một cách chính xác để không bị xảy ra những sai sót đáng tiếc.
Bài viết mong nhận được những ý kiến đóng góp, những chia sẻ, phản hồi tích cực từ quý bạn đọc!