Ai cũng biết rằng Dàn giáo hay Giàn giáo là một thiết bị trong xây dựng. Tiếng Việt của chúng là một trong những ngôn ngữ đa dạng và khó học nhất. Ý nghĩa của các từ ngữ trong tiếng Việt cũng vô cùng “phong phú” và “sâu sắc”. Nhưng Dàn giáo hay Giàn giáo mới là đúng chính tả? Đã có nhiều tranh cãi xung quanh 2 cụm từ này, Luv.vn xin giải đáp thắc mắc của các bạn ngay sau đây.
Dàn với Giàn từ nào là đúng?
Trong từ điển tiếng Việt, Dàn và Giàn được định nghĩa như sau:
Danh từ “Dàn”
Chỉ kết cấu chịu lực được cấu tạo từ những thanh thẳng bằng chất liệu thép, bê tông, gỗ, tre… làm thành hệ thống chịu lực trong xây dựng công trình (nhà cửa, cầu…) và trong kết cấu máy móc.
Trong âm nhạc: Chỉ một nhóm giọng hát hoặc một nhóm nhạc cụ được tập hợp ( Dàn hợp xướng, dàn bè, dàn nhạc)
Danh từ “Giàn”
Kết cấu chịu lực được tạo thành từ kim loại, thép, bê tông, gỗ, tre, nứa… trong xây dựng công trình
Dạng tấm lớn được đan ghép bằng nhiều thanh thép, tre, nứa… đặt phía trên cao để che nắng, làm chỗ cho cho cây leo
Tấm ghép tạo mới nhiều thanh kim loại hoặc gỗ… treo ngang tường, treo trong nhà để đồ lặp vặt. Giàn để bát, giàn bếp, giàn để đồ lưu niệm…
Động từ “Dàn”
Trải rộng ra, bày rộng ra, sắp xếp cho ổn thỏa: Dàn hàng ngang, dàn quân
Sắp xếp, thu xếp cho ổn thỏa: Dàn xếp, dàn việc, dàn nợ
Động từ “Giàn”: Giàn không có dạng động từ
Dàn giáo hay Giàn giáo là đúng?
Dàn giáo hay Giàn giáo đều là danh từ chỉ kết cấu kết cấu chịu lực tạo bằng các thanh kim loại, sắt, thép… để nâng đỡ công trình xây dựng. Vì vậy Dàn giáo và Giàn giáo đều là đúng chính tả.
Trên thực tế, từ “Giàn giáo” được sử dụng phổ biến hơn, được chấp nhận rộng rãi hơn. Tuy vậy nếu ai đó sử dụng từ “Dàn giáo” thì cũng không sai bạn nhé.