Có bao giờ bạn tự hỏi là nên dùng Nhận chức hay Nhậm chức là đúng chính tả, mời các bạn cùng Luv.vn tìm hiểu cách dùng đúng chính tả nhất và các ví dụ sau đây để hiểu rõ cách dùng 2 từ này trong các hoàn cảnh khác nhau.
Khả năng viết của chúng ta, phần nhiều dựa vào phán đoán của tư duy về những vấn đề mà chúng ta viết để chọn từ vựng phù hợp. Vì thế có những lỗi sai chính tả cũng sẽ bắt nguồn từ vấn đề này. Có nghĩa chúng ta hình dung về việc đó ra sao, chúng ta sẽ viết y chang như vậy.
Nhưng đôi khi chúng lại thường không đúng như bản thân ta vẫn nghĩ vậy đến việc có nhiều vốn từ cũng như sưu tầm từ vựng khả năng viết lách từ sách báo, văn học là vô cùng cần thiết. Trường hợp về sự nhầm lẫn giữa nhận chức hay nhậm chức là đúng chính tả sẽ làm rõ vấn đề đó cho các bạn sau đây.
Nhận chức hay Nhậm chức?
Theo nghĩa Hán Việt, “nhậm” trong từ “nhậm chức” là gánh vác công vụ, nhiệm vụ; “chức” là chức trách, việc quan, bổn phận. “Nhậm chức” là giữ chức vụ, gánh vác, đảm đương chức vụ do cấp trên giao cho, hiểu đơn giản, cấp trên bổ nhiệm, cấp dưới nhậm chức.
Trong khi đó, từ “nhận chức” trong nghĩa Hán Nôm thì “nhận” là tiếp đón, chịu lấy, lĩnh lấy; nên “nhận chức” là nhận chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm với chức vụ đó. Theo nghĩa Hán, “nhận” là nhìn, biết, chịu, bằng lòng nên “nhận chức” không có nghĩa.
Cứ mỗi khi có thay đổi về mặt tổ chức, bầu hoặc bổ nhiệm cán bộ vào những vị trí lãnh đạo, khá nhiều tờ báo thông tin rằng ông A bà B nhận chức, lễ nhận chức. Phải là nhậm chức mới đúng. Nhậm chức thường đi kèm với tuyên thệ. Tuyên có nghĩa là công bố trước mặt mọi người, thệ là lời thề. Khi người nhậm chức thề những điều gì đó công khai trước đám đông thì gọi là tuyên thệ.
Do đó, dù theo từ điển Hán Nôm, hay Hán Việt thì từ “nhận chức” đều không có nghĩa diễn tả được trách nhiệm đối với chức vụ. Do đó, từ đúng phải là “nhậm chức”.