Có bao giờ bạn tự hỏi hay một ai đó hỏi bạn là “ Sông nào dài nhất Việt Nam” chưa hãy cùng LUV.VN cùng tìm hiểu về con sông dài nhất Việt Nam hiện hay nhé!
Từ trước đến giờ nhiều người vẫn nghĩ rằng sông Hồng là sông dài nhất nước ta. Nhưng điều đó thật sự có đúng không? Nhưng thật sự sông Hồng không phải sông sài nhất Việt Nam.
Sông Đồng Nai – đây là con sông dài nhất Việt Nam
Nếu xét đến khía cạnh chiều dài chảy trong lãnh thổ Việt Nam, Sông Đồng Nai là con sông dài nhất. Bởi Sông Đồng Nai chảy 586 km mà chỉ chảy riêng trong Việt Nam thôi, tôi đánh giá đây là con sông yêu nước nhất. Với sông Hồng thì chiều dài tương đối ổn đấy ( 1149 km ) nhưng nó lại được sinh ra từ nước anh em láng giềng với ta – Trung Quốc. Đoạn chảy trong Việt Nam thì chỉ có 510 km mà thôi. Xin lỗi người anh em ở miền Bắc xa xôi, sông Đồng Nai soán ngôi mất rồi.
Sơ Lược về con sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai ban đầu có tên là sông “ Nông Nại ” – là tên phiên âm tiếng Miên từ những người Chân Lạp vào khai phá đầu tiên ở vùng Đông Nam Bộ nước ta.
Thượng nguồn của sông nằm ở cao nguyên Lâm Viên ( hay còn gọi là cao nguyên Lang Biang ở Lâm Đồng ). Sau khi ngao du và uốn lượn qua rất nhiều tỉnh thành : Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh; nó mệt mỏi mà dừng chân tại huyện Cần Giờ trước khi thả mình phó mặc sự đời vào biển Đông.
Sông Đồng Nai chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam , đến địa phận tỉnh Đồng Nai lại đành phải đổi hướng từ Bắc xuống Nam. Nhưng nhờ nó mà các tỉnh tự phân chia đất đai với nhau rất công bằng, không tranh chấp. Bởi vì mỗi một đoạn sông đều có phần ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng, giữa Lâm Đồng và Bình Phước, rồi đến Đồng Nai và Lâm Đồng. Đã vậy, sông Đồng Nai còn gặp gỡ “người cháu” sông Bé nên lại thành ranh giới ở Đồng Nai và Bình Dương.
Đoạn ở Bình Dương, nó cũng mát tay ôm lấy khu vực Cù Lao Phố ( ngày nay thuộc thị xã Tân Uyên ), làm cho nơi đây trở thành khu sầm uất của người Minh Hương ( một cộng đồng người Hoa di cư vào nước ta rất lâu rồi ), sau đó được đà phất lên mà trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong vào năm 1968.
Một nhánh của sông Đồng Nai ở Tây Ninh đến khi chảy vào Thành phố Hồ Chí Minh người ta đã gọi theo tên thành phố là sông Sài Gòn. Tuy sông Sài Gòn chỉ là phụ lưu của sông Đồng Nai tuy nhiên người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn gọi là sông Sài Gòn.
Đoạn gần cuối thì phân lưu thành hai nhánh Lòng Tàu và Soài Rạp đổ vào vũng Cần Giờ và ra cửa biển – lại còn được đặt thêm một tên khác nữa là sông Nhà Bè ( trước kia gọi là sông Phước Bình ).
Sơ sơ là anh ấy đã dạo chơi như thế, và thu nhận được một số học trò nhánh phụ lưu từ thượng nguồn cho đến hạ nguồn là : sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Hoai và sông Vàm Cỏ.
Những đóng góp mà sông Đồng Nai mang lại cho chúng ta
Ngoài danh hiệu con sông dài nhất đất nước, sông Đồng Nai còn đóng vai trò không thể thiếu trong kinh tế phía Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nói riêng cũng như đất nước nói chung, gồm có tài nguyên nước, điện năng, nông nghiệp và giao thông đường thủy.
Trước hết , sông Đồng Nai có nguồn tài nguyên nước cực kì phong phú, hàng năm được cung cấp lượng mưa trung bình ít nhất là trên 2,300 mm. Đỉnh điểm là tại Bảo Lộc ( Lâm Đồng ) đã cho dòng sông với lượng mưa đạt đến 2,876 mm.
Về nông nghiệp – là ngành cơ bản của quốc gia, sông Đồng Nai cũng có những đóng góp vô cùng to lớn. Đoạn sông Bé với lưu vực 8,200 km2 là nơi có đất phong hóa từ đá bazan có độ phì nhiêu khá cao và giữ được độ ẩm đủ cho cây trồng trong mùa khô. Sông Đồng Nai còn rất đáng khen về giá trị thủy lợi lớn nữa.
Những khu vực gần nơi sông Đồng Nai đi qua, chất lượng đất cực kì thích hợp trồng cây cao su và cũng là vùng trồng cao su có diện tích lớn nhất cả nước ( phân bố rất nhiều từ Lâm Đồng đến Đồng Nai ). Hơn nữa lại còn trồng được cả chè, cà phê… Và không thể thiếu du lịch với những khu nghĩ dưỡng.
Ngoải ra, với lưu lượng nước rất dồi dào mà đoạn hợp lưu sông Đa Nhim, sông Đồng Nai và sông Bé đã được con người tận dụng xây đập lớn, ngăn dòng chảy tạo thành hồ nhân tạo lớn nhất miền Nam – hồ Trị An. Hồ chủ yếu cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Ngoài ra, hồ cũng được sông La Ngà ( một nhánh khác của sông Đồng Nai ) dồn nước từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh đổ về. Tiềm năng thủy điện của Trị An có thể đạt trên 31 tỷ Kw/h. Riêng sông Bé cũng có sự tiềm tàng với nguồn thủy năng trên 9 tỷ kW/h.
Nhưng đối với người thiên về lịch sử – xã hội như tôi mà không nhắc tới Văn hóa Đồng Nai là một thiếu sót cực kì lớn. Sông Đồng Nai nói chung và sông Bé, sông Vàm Cỏ…nói riêng là nơi hình thành ban đầu và phát triển văn hóa Nam Bộ cổ đại từ sơ kì thời đại đồ đồng cho đến buổi đầu thời đại đồ sắt. Nền văn hóa Đồng Nai là khởi đầu của nền văn hóa Óc Eo rực rỡ huy hoàng.
Qua bài viết này thì chúng ta cũng biết sông nào là sông dài nhất rồi đúng không? Và những lợi ích mà sông Đồng Nai con sông dài nhất Việt Nam đã mang lại cho chúng ta. Hi vọng qua bải viết này đã giúp bạn có được những thông tin hay và thú vị