Đây là một bài viết nghiêm túc. Đúng vậy. Tôi xin nhấn mạnh đó là một bài viết hoàn toàn nghiêm túc. Bởi từ DCM không chỉ đơn giản là câu chửi thề đang hiện diện trong đầu các bạn khi mới đọc tiêu đề bài viết này. Hãy theo dõi câu chuyện sau để hiểu một phần về “thuật ngữ” DCM. DCM có nghĩa là gì?
1. DCM Là Viết Tắt Của Từ Gì?
Câu chuyện xảy ra vào thời điểm diễn ra sự kiện vô cùng nổi bật và đầy mong chờ của người dân Việt Nam, trận đá vòng loại World cup giữa Việt Nam và Thái Lan.
Một cặp đôi đang ngồi xem bóng đá. Cô gái là một cô nàng nghiêm túc, chuẩn mực, con nhà gia giáo. Chưa biết văng tục bao giờ. Khi Thái Lan tự dưng được tặng một quả penalty, anh người yêu hoang mang lắm. Anh ta lắc đầu, thốt lên :Đờ cờ mờ ( dcm ) ! Phen này nguy rồi !
Tức thì cô gái ngẩng phắt lên :
– Anh nói cái gì đấy ?!
– À. Anh nói gì đâu. Ý anh là anh tưởng trời mưa sợ em về nhà sẽ ướt hết nhưng thực ra đâu có mưa . Đờ cờ mờ( dcm ) nghĩa là “ đâu có mưa ” ấy.
– Anh chỉ giỏi đánh trống lảng.
Đến cú sút đầu của cầu thủ Việt Nam ta lại không được trọng tài công nhận. Anh người yêu tức quá hét lên thật to :ĐCM ! Thằng trọng tài dở hơi bơi ngửa kia !!!!
Cô người yêu cũng hét lên thật to :
– Á à ! Bây giờ thì tai liền miệng nhá. Em nghe thấy hết rồi nhá.
– Khổ quá cơ. Anh bị muỗi chích nãy giờ, phải đập con muỗi tay sưng hết cả lên rồi đây này. Anh chửi là chửi con muỗi ấy. Đờ – cê – mờ ( dcm ) là viết tắt của hành động đập con muỗi ấy.
Cô gái lườm rồi quay mặt đi.
Một lần khác anh người yêu phải chở mẹ đi chợ. Đang lúc xách đồ cho mẹ thì cô gái nhắn tin hỏi :
– Anh đang làm gì đấy ? Qua chở em đi ăn sáng nhé.
Phần vì xách đồ nặng, phần thì mệt. Anh bực mình quá gửi ngay 1 câu :
– Dcm !!!!
Một lúc sau tin nhắn của cô gái tới nói là chia tay vì không đồng ý người yêu mình suốt ngày văng tục. Anh ta hết hồn phải bảo :
– Anh chọc em thôi. Đấy là anh viết tắt của từ “ Đi cùng mẹ ” ấy. Anh đang đi chợ với mẹ. Chứ anh có chửi gì em đâu nào.
Đấy. Đến khổ anh người yêu muốn chửi thề cũng phải nói giảm nói tránh. Nhiều lúc cô gái chuẩn bị cho buổi đi chơi quá lâu, làm anh phải đợi rất chi là mệt mỏi. Anh ta vừa bực vừa tức phải hỏi :
– Dcm ! Em xong chưa ? Anh đợi hơn ba chục phút rồi ấy nhé !
Một lúc sau, cô gái đã xuống nhà và lập tức hỏi anh :
– Lần này cái từ đó của anh lại có ý gì đây ?! Anh mà không lí giải rõ ràng thì xác định đường ai nấy đi nhé !
Anh người yêu lại phải xuống nước.
– Ôi trời, đê – cê – e mờ ( dcm ) nghĩa là “ đeo cái mai ” , giống con rùa ấy, lúc nào cũng vác cái mai nặng trịch trên mình nên nó chậm chạp lắm. Ý anh là anh than phiền em chậm quá ấy. Làm anh lúc nào cũng phải đợi.
Một cái chữ viết tắt “ dcm ” thôi mà cũng được anh chàng này nhanh trí giải trình ra nhiều nghĩa khác nhau, hợp tình hợp lí quá nhỉ. Tôi chẳng rõ cô gái có tin lời anh ta nói không, nhưng phải công nhận “đờ cờ mờ ” ! Một từ bậy bạ mà người Việt ta biến tấu tài tình lắm cơ. Ngoài mấy nghĩa trên, lại còn nhiều nghĩa khác lắm. Như là : “ Đuôi con mều ”, “ Đá cái mông ” “ Đá con mèo”, “ Đi cùng mày ”, “ Đi cùng mình”, “ Đúng cơn mưa ”, “ Đồ con ma ”, “ Đồ con mèo ”…
“ Dcm ” cũng có một vài người anh em cùng cha khác ông nội với “ Định mệnh” như : “ Định con mệnh ”, “ Định cái mệnh ” – “ Đan Cái Mạch ” ”( lấy từ tên quốc gia Đan Mạch ) , “ Đinh Công Mệnh ”, “ Đinh Công Mạnh ”. Kiểu như muốn chửi lắm í nhưng viết khác đi cho nó hài hước hơn, nhẹ nhàng hơn. Nhưng mà thú thật là tôi chẳng thấy hài hước tí nào cả. Đặc biệt là “ Đan Cái Mạch ” hay “ Đinh Công Mạnh ”– tôi không cho là đúng đắn khi dùng từ này. Vui miệng mình nhưng buồn người khác. Tên một quốc gia và là tên riêng của một người nào đó dùng biến tấu đã là khó chấp nhận rồi, đằng này còn theo hàm ý bậy bạ. Vậy là xúc phạm đất nước người ta hoặc xúc phạm người có tên kia mà không biết rồi.
Trong trường hợp nhận ra một người quen nào đó tên Minh/ Mai/ hay tên gì có chữ M đứng đầu thì có thể cũng dùng đ.ị.t.c.on.m.ẹ – à nhầm dcm được đấy :
“ Đúng cái Mai/ Đúng con Mai ” rồi
“ Đúng cái Minh/ Đúng con Minh ” rồi
Hoặc là : “ Đi cùng Minh/ Đi cùng Mai nhé ! ” – “ Đèo con Minh/ Đèo con Mai nhé! ” ( Đèo nghĩa là chở ấy )
Nhưng mà cũng lại đôi khi, “dcm ” đâu có nghĩa là bảo “ Đèo “ chở gì đâu, mà nó còn là “ Đéo ” nữa cơ.
“ Đéo cần mày ”
“ Đéo có máy ”/ “ Đéo cần máy ”
“ Đéo có mày. Được chưa ?! ”
Toàn là những từ ngữ thốt ra khi giận hờn. Đáng yêu hết sức nhưng mà đừng dùng. Khuyên chân tình đấy !. Bạn bè mà bị văng không thương tiếc là “ Đéo cần ”, “ Đéo có ” – ai mà không tổn thương cơ chứ ?
Tuy từ DCM có thể dịch ra rất nhiều nghĩa khác nhau, nhưng phổ biến và thông dụng nhất thì người DCM thường được hiểu là Đ*t cụ mày. Từ này thường được sử dụng khi bạn thân nhắn tin hoặc nói chuyện với nhau. Tuy nhiên DCM thường không mang hàm ý xúc phạm, đôi khi chỉ là câu cửa miệng của các bạn trẻ hiện nay. Đôi khi người ta nói DCM còn thể hiện sự bực tức, khó chịu.
2. Dcm Tuy Hơi Bậy Bạ. Vậy Dkm Thì Sao?
Có một dịp, siêu thị đang giảm giá. Anh người yêu nhắn tin hỏi :
“ Anh với em đi siêu thị nhé. DKM ! Muốn đi không ? ”
“ tin nhắn giận dữ “
“ Ôi, anh xin lỗi. Anh cứ quen viết tắt. DKM là “ đang khuyến mãi ” ấy. em muốn đi cùng anh không ? ”
“ Anh đi đâu về mà lâu thế ?
“ Định mệnh. Đkm quá rồi đây này !!! ”
“ Cái gì ???! ”
“ Đói – khát – mệt ấy cô nương ơi !!! ”
Dkm vẫn có ý nghĩa như Dcm thôi, cơ mà đến tôi cũng chẳng thể chấp nhận một anh người yêu tai quái lắm trò. Suốt ngày chửi thề mà vẫn cố nghĩ ra cách lái sang nghĩa khác cho đỡ nghiêm trọng .
Bạn thử nhắn tin nghiêm túc với một người bạn để nhờ giải đáp thắc mắc, cuối câu hỏi là “ dkm ? ” xem. Đoán thử người ta sẽ hiểu theo nghĩa là “ đệch con mẹ ” hay là “ đúng không mày ? ”, “ Được không mày ? ”. Tôi cá là phần lớn ai cũng sẽ hiểu ngay là ý đầu tiên ấy. Hoặc muốn nói đùa với họ là “ đồ khùng mà ” nhưng thử viết tắt thành “ dkm ” đi. Cũng là bị quy về chửi bậy cả thôi.
Hay là nên “ Đăng ký mạng ” để truy cập In tẹc nét cho biết đó biết đây nhỉ ? – “ dcm ” dễ mà !
Thay vì phỉ báng người nào đó “ Đáng khinh miệt ” thì ta nói : “ DKM ! ”
Thay vì thể hiện tình cảm yêu quý với ai mà ta thấy “ Đáng kính mến ” thì ta bảo là : “ DKM ! ” ( vui thôi chứ đừng dùng )
Hỏi thăm cũng được : “ Đau không mày ? ” -> “ DKM ? ”
Than vãn đi : “ Đời không may…” -> “ DKM… Haizzz…”
“ Đi không mày ? “ -> “ DKM ? ” – Cũng hợp lý nhưng thực ra nếu rủ bạn bè bình thường thì ít ai dùng “ dkm ” cả. Tôi nghe thiên hạ đồn câu rủ rê trên được một số người dành để hỏi các cô nàng làm nghề bán hoa buổi tối đôi khi ta bắt gặp ấy.
Bạn vô tình làm crush hay người yêu giận, cô ấy khóc như mưa. Hãy an ủi cô ấy là “ DKM ” – í nhầm, “ Đừng khóc mà ”. Nhớ là “ Đừng khóc mà ” đấy nhé.
3. “ dcm ” vẫn có Ý nghĩa nghiêm túc
Có ai biết một game online tên Độc Cô Môn không ? – có cả fanpage trên facebook của trò chơi này. Hiển nhiên chữ viết tắt của game là “ ĐCM ” nhưng họ lại giới thiệu ở fanpage rằng DCM là viết tắt của Digital Consumer Media ( nghĩa là Truyền thông tiêu dùng Kỹ thuật số )
DCM : Docomo – một hãng điện thoại nổi tiếng ở Nhật Bản. Ngoài ra một số dòng sản phẩm điện thoại thông minh của Samsung cũng có tên Docomo kèm theo là : Samsung Galaxy S5 Docomo, Samsung Galaxy Note 3 Docomo…
DCM cũng là mã chứng khoán của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ trang web www.dcm.com là tên của một hãng đầu tư mạo hiểm – – DCM Ventures có trụ sở ở thung lũng Silicon, Tokyo và Bắc Kinh. Trụ sở chính là ở Bắc Kinh, vốn 3,5 tỷ đô la.
Digital Cinema Media ( nghĩa là Điện ảnh Kỹ thuật số ) là tên một công ty quảng cáo tại Anh, thành lập năm 2008. Chuyên sản xuất quảng cáo điện ảnh cho một số rạp chiếu phim trên thế giới. ( trang web của họ là www.dcm.co.uk )
Một công ty chuyên về phân bón tại Châu Âu : De Ceuster Meststoffen ( DCM Corporation )
Dehli Cloth Mills – một tập đoàn may mặc lớn ở Ấn Độ thành lập từ năm 1889, trụ sở chính ở thủ đô New Dehli.
Ngoài ra còn rất nhiều thuật ngữ khoa học, y tế, kỹ thuật chuyên ngành ví dụ như chứng Cơ tim giãn nở ( một loại bệnh về tim ) cũng được viết tắt là “ DCM ”.
Kết Luận
Dcm – dkm – dcmm – dm… toàn là những từ viết tắt chửi bậy như nhau cả. Nhưng vui thôi đừng vui quá. Trong các bài viết về các từ ngữ, tiếng lóng chúng ta hay dùng thường ngày, tôi luôn nhấn mạnh ở phần cuối là phải biết sử dụng sao cho hợp lí, tinh tế là được. Đủ hài hước nhưng đừng quá vô duyên và không gây phản cảm.
Nói vậy chứ tôi vẫn tức cái bàn thắng bị tước đi vô lí của đội nhà. “ Đúng Con Ma ” ông trọng tài.